Trong quá trình làm việc, ngoài kinh nghiệm, chuyên môn thì đạo đức nghề nghiệp cũng là yêu cầu quan trọng đối với nhân viên. Một người có đạo đức nghề nghiệp tốt sẽ phát triển bền vững với công việc của họ. Vậy đạo đức nghề nghiệp là gì? Đạo đức nghề nghiệp có tầm quan trọng ra sao? Cùng đọc bài viết bên dưới để nắm thêm thông tin, ví dụ.
Đạo đức nghề nghiệp là gì?
Đạo đức là một phạm trù tương đối rộng, không có khái niệm chi tiết, cụ thể. Theo đó, đạo đức là những nguyên tắc không được thay đổi. Tuỳ thuộc hoàn cảnh, hiểu biết của từng người mà có nhận định về đạo đức khác nhau.
Đạo đức nghề nghiệp là những nguyên tắc trong từng ngành nghề cụ thể, giúp người làm việc xác định việc có thể làm và không thể làm.
Đạo đức nghề nghiệp của mỗi người tuỳ thuộc vào mức độ nhận biết về công việc của người đó. Khi lựa chọn một công việc cụ thể, bạn cần có những nguyên tắc nhất định để hành nghề.
Tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp giữ vai trò rất quan trọng trong một tổ chức. Nó được tạo ra dựa trên những chuẩn mực của xã hội. Dưới đây là những lý do cho thấy tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp:
– Dựa trên cùng một chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp giúp các thành viên có cách hành xử giống nhau, từ đó mang đến cơ hội phát triển như nhau.
– Khi tạo được một quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp cụ thể, doanh nghiệp được hình thành theo cách chuyên nghiệp nhất. Ngoài ra, có đạo đức nghề nghiệp giúp doanh nghiệp giảm thiểu được các vấn đề liên quan đến pháp lý.
– Khi có cùng nhận thức về đạo đức nghề nghiệp, các thành viên dễ dàng có sự gắn kết với nhau, từ đó tăng hiệu quả làm việc nhóm.
– Tạo ra được một quy tắc đạo đức chung cho từng ngành nghề cụ thể.
– Khi hoạt động theo đạo đức nghề nghiệp, doanh nghiệp sẽ định vị được thương hiệu một cách vững chắc trong khách hàng.
Một số ví dụ về đạo đức nghề nghiệp
Sau khi đã tìm hiểu đạo đức nghề nghiệp là gì? Chắc hẳn bạn muốn biết như thế nào là có đạo đức nghề nghiệp. Cùng xem một số ví dụ bên dưới để nắm thêm thông tin:
- Hành xử chuyên nghiệp
Một biểu hiện dễ dàng nhận biết nhất của người có đạo đức nghề nghiệp là hành xử chuyên nghiệp. Hành xử chuyên nghiệp thể hiện bằng thái độ bạn làm việc, cách bạn đối xử với đồng nghiệp của mình. Ngoài ra, hành xử chuyên nghiệp còn là sự trung thực của bạn với công việc.
- Luôn tuân thủ về giờ giấc
Một người có đạo đức nghề nghiệp luôn tôn trọng thời gian của bản thân, doanh nghiệp đang làm việc. Khi bạn tuân thủ giờ giấc làm việc, bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm, tôn trọng từ mọi người. Cho nên, hãy luôn đúng giờ làm việc, đúng hẹn với đối tác để không ảnh hưởng đến công việc cá nhân nói riêng và doanh nghiệp nói chung.
- Luôn hoàn thành công việc đúng hạn
Một ví dụ quan trọng thể hiện đạo đức nghề nghiệp chính là luôn hoàn thành công việc đúng hạn. Không trì hoãn công việc mà cố gắng sắp xếp để các công việc được hoàn thành sớm nhất với kết quả tốt nhất.
- Có trách nhiệm với công việc
Một người có đạo đức nghề nghiệp sẽ luôn nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân với công việc. Đặc biệt, nếu là quản lý, trưởng phòng thì ngoài trách nhiệm công việc cá nhân, họ cũng cần phải chịu trách nhiệm với công việc chung của cả nhóm. Nếu thiếu đi tinh thần này, bạn không thể có được hiệu quả công việc tốt nhất cũng như sự tín nhiệm của mọi người.
- Có tinh thần tập thể tốt
Nếu bạn làm việc tự do thì có thể không cần thiết, nhưng nếu bạn đang làm việc cho một doanh nghiệp thì đây là điều rất quan trọng. Một người quá đề cao cái tôi cá nhân, không có tinh thần làm việc tập thể thì rất khó để đồng hành cũng như đưa tập thể phát triển. Đây cũng là một đức tính về đạo đức nghề nghiệp mà người làm việc cần có.
Làm thế nào để phát triển đạo đức nghề nghiệp trong công ty
Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, bạn cần có bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp cụ thể cho doanh nghiệp của mình. Hãy đảm bảo rằng đây là bộ quy tắc phù hợp và các nhân viên cần tuân thủ đúng, không có ngoại lệ.
Để xây dựng bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, bạn nên tham khảo ý kiến mọi người hoặc các chuyên gia. Bạn sẽ nhận được những đề nghị hữu ích cho quá trình xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp cho doanh nghiệp.
Sau khi đã có bộ quy tắc, bạn cần đảm bảo tất cả mọi người đều thực hiện bằng cách phân công cho một vị trí cụ thể, chịu trách nhiệm giám sát việc mọi người áp dụng. Thường đây là vị trí thuộc bộ phận nhân sự.
Bạn có thể áp dụng những mức hình phạt cho từng sai phạm cụ thể. Đây là cách giúp mọi người thực hiện theo quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
Như vậy chúng tôi đã cung cấp đến bạn những thông tin liên quan đến đạo đức nghề nghiệp là gì? Bên cạnh việc áp dụng quy tắc đạo đức nghề nghiệp của doanh nghiệp, bạn cũng cần có những quy tắc riêng cho mình. Như vậy bạn sẽ có được một sự nghiệp bền vững.