Mặc dù làm được nhiều việc là tốt, nhưng ôm đồm quá nhiều công việc lại ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Người ôm đồm công việc thường sẽ không đạt hiệu quả tối ưu. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được khái niệm ôm đồm là gì? Đâu là đặc điểm của người ôm đồm công việc bạn cần biết. Mời bạn theo dõi.
Ôm đồm là gì?
Theo từ điển tiếng Việt, ôm đồm có thể hiểu là mang quá nhiều thứ hoặc là tự nhận vào mình quá nhiều công việc. Theo đó, người ôm đồm là người nhận vào mình quá nhiều công việc một lúc, khiến bản thân không thể hoàn thành tốt một công việc cụ thể nào cả.
Với suy nghĩ của người ôm đồm, họ cho rằng bản thân có thể làm được nhiều việc. Tuy nhiên, vì họ không thể quán xuyến được hết những công việc này nên hiệu quả công việc không cao, kết quả cũng không được tốt nhất. Ngoài ra, sức khoẻ của họ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Tác hại của việc ôm đồm công việc
Khi bạn ôm đồm quá nhiều công việc, bạn không những không nâng cao hiệu suất mà còn gặp những tác hại khôn lường như:
- Gây căng thẳng thần kinh
Khi bạn phải xử lý nhiều công việc một lúc, não bộ của bạn phải làm việc liên tục. Mặc dù bạn có thể sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, não bộ của bạn cũng làm việc nhanh chóng. Tuy nhiên, về lâu dài đây là cách làm việc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ của bạn.
Theo nghiên cứu, não bộ con người chỉ có thể xử lý một công việc tại một thời điểm nhất định. Khi bạn liên tục thay đổi công việc, các sợi noron thần kinh liên tục phải bật tắc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ não bộ con người. Lâu dài, bạn dễ gặp các vấn đề về sức khoẻ tinh thần như căng thẳng, mệt mỏi,…
- Giảm hiệu quả công việc
Nếu bạn cho rằng ôm đồm nhiều việc cùng lúc sẽ nâng cao hiệu suất làm việc thì đó là một suy nghĩ sai lầm. Kết quả công việc của một người thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, những yếu tố chủ quan gây giảm hiệu quả công việc như:
– Trạng thái tâm lý: Khi ôm đồm nhiều việc, bạn thường xuyên bị căng thẳng, gây mất tập trung trong quá trình làm việc. Từ đó làm giảm hiệu quả công việc.
– Năng lực làm việc: Không phải ai cũng đủ năng lực để đáp ứng toàn bộ các công việc được giao. Người ôm đồm thường là người không biết từ chối khi được giao thêm công việc mới. Từ đó dẫn đến không đủ thời gian để làm việc, gây nên tình trạng trì trệ, chậm tiến độ công việc.
– Kỳ vọng của cấp trên: Có những công việc bạn được cấp trên giao phó vượt quá năng lực của bản thân, nhưng người ôm đồm lại không muốn từ chối. Khi bạn không hoàn thành tốt như kỳ vọng, cấp trên cũng sẽ đánh giá thấp năng lực của bạn.
Đặc điểm của người ôm đồm công việc
Sau khi đã tìm hiểu ôm đồm là gì cùng những tác hại của việc ôm đồm công việc. Bạn hãy theo dõi phần tiếp theo để biết bản thân có phải là người ôm đồm công việc không nhé.
- Luôn tự giải quyết tất cả các công việc
Một người ôm đồm thường là người sẽ tự mình giải quyết hết tất cả các công việc mà không muốn nhờ sự giúp đỡ từ bất kỳ ai. Họ sẽ loay hoay giải quyết mặc cho công việc đó có đúng chuyên môn hay không. Điều này dẫn đến thời gian làm việc lâu hơn, năng suất kém cùng kết quả không cao.
- Luôn nói “có” trước các lời đề nghị
Có những người rất ngại từ chối trước các lời đề nghị, họ luôn đồng ý nhận công việc về mình. Cho nên, khối lượng công việc họ cần làm nhiều hơn. Vì thế, họ thường sẽ phải trì hoãn những công việc của mình hoặc dành nhiều thời gian hơn để hoàn thành. Về lâu dài, sức khoẻ của họ cũng bị ảnh hưởng.
- Quá cầu toàn
Một người quá cầu toàn thường có suy nghĩ rằng mọi người không thể làm tốt công việc hơn mình. Vì thế, họ luôn muốn tự mình thực hiện. Tuy nhiên, đánh giá này chỉ mang tính chất cá nhân, do đó, họ sẽ sửa tới sửa cho đến khi bản thân cảm thấy ưng ý. Chính điều này khiến họ bị cuốn theo những công việc không đáng có.
- Ảnh hưởng bởi quá nhiều thứ
Cuộc sống hiện đại ngày nay có quá nhiều thứ gây phân tâm: email, tin nhắn messenger, zalo,… Người ôm đồm thường dễ bị phân tán bởi những điều này. Mỗi khi có thông báo mới, họ sẽ bị ảnh hưởng bởi chúng và mất một khoảng thời gian mới quay lại công việc chính.
- Không thể cân bằng công việc và cuộc sống
Trong xã hội vội vã như hiện nay, con người cần tự biết cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống để có đủ sức bền chạy đua trong thời gian dài. Tuy nhiên, người ôm đồm thường ưu tiên công việc mà quên đi thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Dẫn đến căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, stress.
Cách khắc phục việc ôm đồm công việc
- Sắp xếp công việc hợp lý
Trước khi bắt đầu công việc, bạn nên dành thời gian lên kế hoạch làm việc trong ngày. Việc này giúp bạn xác định công việc nào cần dành nhiều thời gian hơn và có sự sắp xếp phù hợp. Ngoài ra, khi có kế hoạch làm việc, bạn sẽ biết mình có thể nhận thêm công việc hay không để nhận lời hay từ chối mỗi khi có lời đề nghị mới.
- Học cách từ chối người khác
Khi biết giới hạn công việc của mình, bạn nên từ chối một cách khéo léo những lời đề nghị giúp đỡ của mọi người. Mặc dù từ chối là một nghệ thuật khó, nhưng nếu bạn biết cách sẽ khiến mọi người vui vẻ chấp nhận mà không bị phật lòng. Hãy học cách từ chối và ưu tiên bản thân mình hơn nhé.
- Có thời gian nghỉ ngơi phù hợp
Một người cân bằng là người biết chia thời gian cho công việc và nghỉ ngơi phù hợp. Nên có những khoảng thời gian nghỉ giữa giờ làm việc cũng như dành 1 đến 2 ngày trong tuần cho việc nghỉ ngơi, thư giãn.
Ôm đồm quá nhiều công việc không khiến bạn nâng cao hiệu quả mà còn là nguyên nhân của nhiều vấn đề khác. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được ôm đồm là gì cùng các vấn đề liên quan. Theo dõi thêm các bài viết khác của chúng tôi để có thêm kiến thức cho bản thân mình nhé.