Chức danh của một người thể hiện trình độ chuyên môn, vị trí của người đó trong doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được khái niệm chức danh là gì? Mọi người có sự nhầm lẫn về một số vị trí thường gặp là chức danh hay chức vụ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được một số thông tin cơ bản.
Chức danh là gì?
Chức danh thể hiện trình độ chuyên môn, nghề nghiệp cũng như quyền hạn của một người trong tổ chức, xã hội hay doanh nghiệp. Chức danh là một vị trí được công nhận hợp pháp.
Một số chức danh phổ biến như Phó Giáo sư, Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ,…
Việc trao chức danh cho một người nhằm thể hiện rõ trách nhiệm, nghĩa vụ mà họ cần thực hiện cũng như để phân biệt từng cá nhân trong tổ chức, doanh nghiệp đó.
Phân loại chức danh
Hiện nay, chức danh được phân thành 3 loại phổ biến sau:
- Chức danh nghề nghiệp
Là tên gọi của một vị trí có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thể hiện rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của họ trong một tổ chức, doanh nghiệp. Chức danh nghề nghiệp cũng là cơ sở để doanh nghiệp, tổ chức làm căn cứ tuyển dụng, sử dụng và quản lý trong quá trình làm việc.
Một số chức danh nghề nghiệp phổ biến như phó giám đốc, giám đốc, trưởng phòng, nhân viên,…
- Chức danh khoa học
Là tên gọi của một vị trí được công nhận hợp pháp thông qua quá trình học tập, cống hiến của bản thân. Tên gọi của chức danh phải được thể hiện theo đúng thứ tự: Học hàm – Học vị – Ngành hoặc chuyên môn đào tạo.
Trong đó, học hàm sẽ do Hội đồng Khoa học chuyên ngành các cấp xét duyệt và bỏ phiếu tín cử lên Nhà nước, người được đề cử thường có những cống hiến to lớn, có năng lực và sự tín nhiệm từ mọi người. Học hàm không cần trải qua các kì thi cử.
Ngược lại, học vị cần trải qua kì thi tuyển sinh và hoàn thành khoá học có thời gian tương ứng với từng cấp bậc Đại học, Cao học. Sau đó sẽ được cấp bằng và danh vị khoa học liên quan đến ngành học tương ứng.
Một số chức danh khoa học phổ biến như Giáo sư – Tiến sĩ, Phó Giáo sư – Tiến sĩ,…
- Chức danh chuyên môn
Là tên gọi của một vị trí có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tương ứng với nghề nghiệp của họ. Chức danh chuyên môn cũng là cơ sở để tuyển dụng, phân công công việc phù hợp.
Một số chức danh chuyên môn phổ biến như giáo viên, bác sĩ, dược sĩ, kế toán,…
Một số vị trí phổ biến là chức danh hay chức vụ
- Chức vụ là gì
Sau khi đã tìm hiểu chức danh là gì, để biết được một vị trí là chức danh hay chức vụ, chúng ta cần tìm hiểu chức vụ là gì?
Chức vụ là tên gọi của một vị trí thể hiện chức năng, nhiệm vụ mà người đó nắm giữ. Chức vụ của một người do sự phân công, bổ nhiệm hay hợp đồng mà có. Thông thường, chức vụ thường đi cùng chức danh, nhưng một số trường hợp chức vụ khác với chức danh của một người.
Một số chức vụ phổ biến như hiệu trưởng, Thủ tướng, Bộ trưởng,…
- Nhân viên là chức danh hay chức vụ
Người có chức vụ thường nắm giữ vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, tổ chức. Do đó, nhân viên không phải là chức vụ mà là chức danh của một người.
- Hiệu trưởng là chức danh hay chức vụ
Như ta đã biết, hiệu trưởng là người nắm giữ quyền hạn cao nhất trong trường. Theo đó là các chức năng, nhiệm vụ mà hiệu trưởng cần thực hiện khi được bổ nhiệm. Như vậy, hiệu trưởng là chức vụ.
Vị trí hiệu trưởng cần có quy trình bổ nhiệm cụ thể, được lựa chọn kỹ từ giáo viên có năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Pháp luật. Cho nên, hiệu trưởng là một chức danh.
Tuy nhiên, hiệu trưởng sẽ là chức danh khi chưa có người nắm giữ vị trí này. Còn nếu đã tìm được chủ nhân, hiệu trưởng sẽ là chức vụ. Do đó, hiệu trưởng vừa là chức danh vừa là chức vụ, tuỳ từng trường hợp cụ thể để có tên gọi phù hợp.
Kết luận:
– Hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về việc sử dụng chức danh hay chức vụ. Nhưng ta có thể phân biệt dựa vào chức năng để phân biệt. Chức danh sẽ gắn liền với công việc, còn chức vụ gắn liền với quyền hạn quản lý.
– Trong một số trường hợp, cùng một vị trí nhưng khi chưa có người được bổ nhiệm sẽ là chức danh, còn khi đã tìm được người bổ nhiệm thì trở thành chức vụ. Ví dụ như Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp,…
Bài viết đã chia sẻ đến bạn các kiến thức liên quan đến chức danh là gì? Hy vọng đã giúp bạn phân biệt được các vị trí hiện nay là chức danh hay chức vụ. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm kiến thức bổ ích.