7 Lời Khuyên Cho Sinh Viên Quốc Tế Có Được Việc Làm Sau Khi Tốt Nghiệp

Nếu bạn là một sinh viên quốc tế đang chuẩn bị tốt nghiệp từ một trường cao đẳng hoặc đại học ở Mỹ, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy lo lắng về công cuộc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Vì tìm việc cho những người vừa tốt nghiệp vốn dĩ chẳng hề dễ dàng, nhất là những ai chưa có được kinh nghiệm và định hướng kế hoạch rõ ràng, ngược lại nếu bạn nắm rõ những mẹo dưới đây bạn sẽ thây con đường tìm việc chẳng hề chông gai.

Sinh viên trường đại học. Ảnh zing.vn

Mẹo số 1 – Lập kế hoạch trước

Đừng đợi đến khi bạn tốt nghiệp, rồi mới bắt đầu tìm kiếm việc làm. Khi bạn hoàn thành bằng cấp của mình, hãy bắt đầu tìm kiếm việc làm và xem liệu bạn có thể thực hiện một chương trình thực tập với một tổ chức sẽ tài trợ cho các thị thực lao động.

Điều này không chỉ cho phép bạn bước chân vào cánh cửa việc làm, mà còn giúp bạn có thêm kinh nghiệm, nhưng lúc này bạn có nhiều thời gian hơn để thiết lập mối quan hệ và cải thiện cơ hội để được tài trợ sau khi tốt nghiệp. Bạn nên bắt đầu chuẩn bị  kế hoạch trước ít nhất một năm.

Mẹo số 2 – Biết các quy tắc và quy định

Bạn càng biết nhiều về quá trình cấp thị thực, khả năng, thời hạn và chi phí khác nhau, bạn sẽ cảm thấy tự tin và biết cách chuẩn bị trước khi xin việc làm. Biết công ty nào tài trợ visa, bạn cần phải làm gì để được cấp phép, và thời gian cần đến.

Mẹo số 3 – Sử dụng tài nguyên của bạn một cách khôn ngoan

Nơi tốt nhất để bắt đầu kế hoạch của bạn là tại Văn phòng Sinh viên Quốc tế và Trung tâm Phát triển Nghề nghiệp của trường bạn. Những nguồn này có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin tổng quát hơn về những việc cần làm sau khi tốt nghiệp và thông báo cho bạn về những cơ hội việc làm cụ thể.

Bạn có thể thử thiết lập một cuộc họp với nhân viên nghề nghiệp để thảo luận về tình hình cụ thể và các mục tiêu của bạn. Các nhà tuyển dụng thường tiềm kiếm những nguồn nhân lực trẻ và tài năng thông qua việc tổ chức các hội chợ việc làm, tại đây bạn sẽ được phỏng vấn trực tiếp cũng như giải đáp mọi thắc mắc về nghề nghiệp tương lai từ các nhà tuyển dụng.

Mẹo số 4 – Thời gian là tất cả

Nếu bạn muốn ở lại Hoa Kỳ trong thời gian dài hơn, bạn sẽ cần một công ty để tài trợ cho bạn một thị thực không nhập cư H-1b. Thị thực này sẽ cho phép bạn tiếp tục làm việc tại công ty đó trong ba năm.

Mẹo số 5 –  Gặp gỡ mọi người, thiết lập mối quan hệ

Cách tốt nhất để tìm chủ nhân tương lai của bạn là bắt đầu làm việc sớm. Khoảng 70% công việc được lấp đầy thông qua các kết nối vững chắc.

Ngay trong chính môi trường học tập của bạn, bạn vẫn sẽ dễ dàng tìm kiếm được cơ hội việc làm từ các đàn anh đàn chị đi trước của mình – những người đã từng là sinh viên giống như bạn, hoặc sẽ giúp bạn có được kinh nghiệm cũng như giới thiệu một số nơi làm việc cho bạn đến để ứng tuyển việc làm. Ngay cả những giảng viên – họ thật sự là người đáng tin cậy đưa ra lời khuyên, lời giới thiệu việc làm cho bạn. Hãy xây dựng mơi quan hệ thân thiết với những người này.

Mẹo số 6 – Tạo một sơ yếu lý lịch xuất sắc

Hãy chắc chắn rằng bạn có một bản lý lịch cập nhật liệt kê tất cả thành tích và kinh nghiệm của bạn. Khi nói chuyện với các nhà tuyển dụng tiềm năng, hãy tích cực và cố gắng nổi bật bằng cách tập trung vào những điểm mạnh độc nhất của bạn.

Mẹo số 7 – Tích cực và kiên trì

Mất rất nhiều thời gian cố gắng để tìm một công việc mà không có kết quả có thể rất bực bội. Hãy chắc chắn rằng bạn không bỏ cuộc. Mỉm cười và lạc quan về khả năng của bạn sẽ cho thấy sự tự tin và sẽ truyền cảm hứng cho nhà tuyển dụng muốn chọn bạn.